Nhóm nghiên cứu đã cho những người tình nguyện ăn súp mỳ ống nóng theo hai cách khác nhau: Một nhóm ăn mỳ đựng trong các bát làm từ nhựa phíp, nhóm còn lại sử dụng bát sứ đựng mỳ.
Các chuyên gia sau đã thu thập mẫu nước tiểu của các đối tượng nghiên cứu trước khi ăn mỳ nóng và cứ 2 giờ một lần trong suốt 12 tiếng đồng hồ sau bữa ăn đó.
3 tuần sau, những người tình nguyện lại được yêu cầu ăn súp mỳ ống nóng, nhưng lần này 2 nhóm đổi kiểu bát đựng cho nhau. Các mẫu nước tiểu của họ tiếp tục được thu thập lại.
Chia-Fang Wu, người đứng đầu nghiên cứu đến từ Trường Y Kaohsiung (Đài Loan), nhấn mạnh: “Bộ đồ ăn làm bằng nhựa melamine (nhựa phíp) có thể thôi ra lượng lớn melamine khi được dùng để đựng thực phẩm có nhiệt độ cao”.
Ông Wu cho biết, cả đồ ăn nóng (như canh, súp, …) và có tính axít cao đều có thể tạo điều kiện thuận lợi cho melamine từ đồ nhà bếp, đặc biệt là những món đồ cũ và chất lượng thấp, gây nhiễm độc thực phẩm.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu này lưu ý thêm rằng, lượng melamine thôi ra từ các món đồ nhà bếp và ngấm vào thực phẩm cũng như đồ uống là khác nhau, tùy vào hãng sản xuất. Dẫu vậy, phát hiện của ông và các cộng sự ám chỉ rằng, để an toàn, chúng ta không nên dùng đồ nhựa phíp để đựng thức ăn nóng.
Các nghiên cứu trước đây từng chỉ ra sự liên quan giữa việc tiếp xúc với melamine ở liều lượng thấp nhưng lâu dài với nguy cơ mắc sỏi thận tăng cao ở cả người lớn và trẻ em.
Các nghiên cứu về sự độc hại của melamine ở động vật cũng cho thấy, việc hấp thụ hóa chất này có thể gây
sỏi thận, tổn thương thận và cuối cùng dẫn đến ung thư. Năm 2008, một loại sữa bột nhiễm độc melamine ở hàm lượng cao đã dẫn tới cái chết của 6 em nhỏ và làm hơn 50.000 trẻ khác phải nhập viện vì
sỏi thận và bệnh thận ở Trung Quốc.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét