Bệnh sỏi thận - các phương pháp điều trị bệnh sỏi thận
Sỏi thận, sỏi tiết niệu nếu phát hiện sớm, chọn đúng phương pháp điều trị hết sỏi sẽ không ảnh hưởng đến chức năng của thận và hạn chế tái phát.
Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta, chiếm tỷ lệ 10% - 15% dân số, chiếm 45% - 50% bệnh tiết niệu. Bệnh sỏi thận là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi được tạo ra do nhiều nguyên nhân và thường do sự phối hợp của nhiều nguyên nhân như: uống ít nước, ăn uống nhiều canxi, rối loạn chuyển hóa, di truyền... Hơn 90% sỏi được cấu tạo bởi canxi hoặc magiê, phối hợp với oxalat, phosphat và urat. Những năm gần đây, nhờ sự phát triển của ngành Y - Dược, điều trị sỏi thận tiết niệu đã có những tiến bộ vượt bậc, làm thay đổi hẳn về điều trị sỏi thận tiết niệu. Bệnh nhân phải phẫu thuật đã giảm hẳn, hiện nay, tỷ lệ phải phẫu thuật nhỏ hơn 10%. Thay vào đó là các phương pháp điều trị nội khoa, phương pháp ngoại khoa kết hợp thuốc uống, y học cổ truyền, biện pháp ăn uống, luyện tập... Việc quyết định lựa chọn phương pháp điều trị dựa vào các tiêu chí sau: vị trí sỏi, kích thước, mật độ của sỏi và chức năng của thận...
Điều trị ngoại khoa
Với những sỏi có kích thước lớn hoặc đã có biến chứng thì thường áp dụng các biện pháp như: tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, phẫu thuật lấy sỏi...
Tán sỏi ngoài cơ thể: Máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích, phá bề mặt sỏi, đập vụn sỏi ra và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Bệnh nhân hầu như không đau đớn. Phương pháp này áp dụng với bệnh nhân có sỏi khoảng dưới 3cm.
Vị trí: Sỏi bể thận hoặc nhóm đài trên, nếu nhóm đài dưới cổ đài phải rộng. Sỏi 1/3 trên niệu quản
Tán sỏi nội soi ngược dòng: Dùng ống soi niệu quản đi từ niệu đạo, lên bàng quang và lên niệu quản tiếp cận trực tiếp viên sỏi, dùng nguồn năng lượng bằng laser hoặc khí nén để phá vụn sỏi, bơm rửa lấy hết sỏi.
Tán sỏi 1/3 giữa và 1/3 dưới niệu quản đối với nam giới, ở nữ giới có thể tán sỏi cao hơn lên ngang đốt sống L3, L4. Tán sỏi bằng laser đang được thực hiện ở những nước phát triển trên thế giới, tốt hơn so với tán sỏi bằng khí nén và siêu âm. Laser có thể tán được mọi loại sỏi, kích thước nhỏ hơn 2cm, nếu có polyp bao quanh sỏi có dùng laser để đốt polyp và sau đó tán sỏi.
Lấy sỏi thận qua da: Tạo đường hầm vào thận và đưa ống nội soi đường kính 10mm - 15mm vào tiếp cận sỏi. Phá vỡ sỏi bằng laser hoặc khí nén hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài. Chỉ định cho sỏi bể thận, sỏi có kích thước lớn, sỏi san hô, sỏi cứng, sỏi nhóm đài dưới.
Phẫu thuật nội soi lấy sỏi: Chỉ định cho những sỏi bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản, những sỏi lớn, mật độ chắc.
Phẫu thuật mổ mở: Hiện nay có chỉ định ít hơn do nhiều tai biến, thời gian hồi phục lâu. Áp dụng cho những sỏi thận, niệu quản kích thước lớn, chức năng thận kém.
Phẫu thuật bằng robot: Thực hiện ở những nước phát triển, chỉ định cho những sỏi thận lớn, rút ngắn thời gian nằm viện, chi phí rất cao.
Hình ảnh lấy sỏi thận qua da
Điều trị nội khoa
Với những loại sỏi vừa hoặc chưa có biến chứng thì việc dùng các thuốc uống giúp tan sỏi sẽ thích hợp hơn bởi tính an toàn, tiện dụng, không đau đớn.
Dùng thuốc Đông y như kim tiền thảo, bông mã đề, chuốt hột (sắc nước uống), kết hợp uống nhiều nước, vận động.
Dùng thuốc giãn cơ trơn, giảm đau nếu cần.
Bệnh nhân cần được theo dõi bằng siêu âm, nếu sau 1- 2 tháng kích thước sỏi không giảm cần chuyển phương pháp điều trị.
Nói chung, với nhiều phương pháp như hiện nay thì việc điều trị sỏi thận không còn khó khăn nhưng hầu hết các phương pháp này chỉ mới điều trị hết sỏi chứ chưa ngăn ngừa tái phát nên bệnh nhân thường phải điều trị nhiều lần gây tâm lý mệt mỏi, lo lắng. Để điều trị tận gốc bệnh sỏi thận, tránh tái phát, người bệnh cần phải kiểm soát được lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu không được tăng quá mức. Điều này thì các phương pháp như: phẫu thuật, tán sỏi... chưa làm được.
Sỏi thận, sỏi tiết niệu nếu phát hiện sớm, chọn đúng phương pháp điều trị hết sỏi, không ảnh hưởng đến chức năng của thận, hạn chế tái phát. Nếu không, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, nặng nề như: tăng huyết áp, viêm thận bể thận mạn, ứ mủ thận, suy thận cấp và đặc biệt, suy thận giai đoạn cuối phải điều trị thay thế thận.
Thuốc cốm trị sỏi thận Sirnakarang chứa tinh chất cao khô kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu, pha loãng dòng nước tiểu, làm ngưng sự gia tăng kích thước của hòn sỏi, đồng thời hòa tan sỏi theo cơ chế "nước chảy đá mòn". Sirnakarang có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, làm giảm sự phù nề của niệu quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi di chuyển xuống dưới và thải ra ngoài. Đông y gọi đó là tác dụng bài thạch lâm thông (tống sỏi ra ngoài và thông đường niệu). Với tác dụng đa cơ chế đó, Sirnakarang ngăn ngừa sự hình thành sỏi từ mầm mống ban đầu, bào mòn, phá vỡ sỏi cũ và tống chúng ra ngoài, ngăn ngừa tái phát sỏi. Sản phẩm giúp giảm sự đau đớn khi sỏi di chuyển và ngăn ngừa các biến chứng nhiễm khuẩn do sỏi gây ra. Sản phẩm được bào chế dạng cốm, dễ hấp thu nên cho hiệu quả cao hơn các dạng bào chế khác. Thuốc cốm trị sỏi thận này được sản xuất theo tiêu chuẩn GMP-WHO và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Điện thoại tư vấn: (04) 3 990 6195 - 3 668 6226, web: www.soithan.vn. |
(Nguồn: Nhật Hà)
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét