Viên sỏi nằm ở cổ bàng quang bít tắc đường ra của nước tiểu, niêm mạc niệu đạo bị tổn thương khiến trẻ tiểu ra máu, bí tiểu cấp.
Đây là nguyên nhân gây ra nhầm lẫn của nhiều bác sĩ khi chẩn đoán bé N. bị viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu.
Đó là trường hợp của bé T.H.N. (9 tuổi, ngụ tại Phú Yên) được điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 2. Trước khi được chuyển đến đây bé nhiều lần phải “ra vào” bệnh viện địa phương vì chứng bí tiểu cấp, tiểu ra máu. Dù bác sĩ chẩn đoán trẻ bị viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu nhưng sau khi dùng đủ các loại thuốc bệnh tình vẫn không thuyên chuyển.
Bất đắc dĩ gia đình phải chuyển cháu từ Phú Yên vào bệnh viện Nhi Đồng 2 với hy vọng sẽ thông tiểu được cho cậu con trai mới lên 9 tuổi. Ngày 18/10 đại diện bệnh viện cho biết, sau khi thăm khám lâm sàng bác sĩ nghi đường tiểu của trẻ có vấn đề nên tiến hành siêu âm hệ niệu và chụp X-quang bụng. Bác sĩ đã phát hiện một viên sỏi nằm ở cổ bàng quang bít đường ra của nước tiểu.
Viên sỏi có kích thước 10x3mm di chuyển qua lại giữa bàng quang và niệu đạo gây tổn thương niêm mạc niệu đạo khiến trẻ liên tục bí tiểu, tiểu ra máu.
Ngay lập tức cháu được can thiệp bằng nội soi, bằng những dụng cụ chuyên khoa bác sĩ đã chia nhỏ viên sỏi và gắp ra ngoài. Ngay sau ca phẫu thuật bé đã thoát khỏi tình trạng bí tiểu, sức khỏe và tâm lý nhanh chóng ổn định.
Phẫu thuật nội soi chia nhỏ viên sỏi và gắp ra ngoài
Qua trường hợp trên, bác sĩ cho biết
sỏi thận là bệnh rất hiếm gặp ở trẻ. Sỏi hình thành liên quan mật thiết tới yếu tố môi trường, di truyền và một số bệnh lý khác. Bên cạnh đó, lối sống công nghiệp của cha mẹ khiến không ít trẻ phải ăn thức ăn nhanh với hàm lượng muối cao song lại uống ít nước, ít vận động đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành
sỏi thận ở trẻ.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét