Suy thận là một trong những căn bệnh nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng và có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Trong bài viết này, Y Dược 365 sẽ cùng Quý bạn đọc tìm hiểu về các dấu hiệu của suy thận để có thể phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt trước khi quá muộn.Vai trò của thậnThận có chức năng lọc máu để thải chất độc tạo ra nước tiểu và tạo ra những nội tiết tố để điều hòa lượng nước tiểu và các ảnh hưởng đến huyết áp. Nước tiểu từ thận tạo ra rẽ theo hai ống dẫn là niệu quản, rồi chảy xuống bàng quang. Nước tiểu đọng lại đó vài tiếng đồng hồ rồi được đưa ra ngoài theo ống niệu đạo. Đối với nam giới, qua đường ống niệu đạo để ra ngoài còn có tinh dịch bao gồm tinh trùng do tinh hoàn sản xuất ra và các dịch của tuyến tiền liệt và túi tinh. Các dấu hiệu của suy thận 1. Đau lưng: Thông thường các bệnh nhân thường có dấu hiệu đau lưng liền kết luận bị sỏi thận Tuy nhiên có 98% đau lưng không phải là do bệnh thận mà lại là do bệnh từ cột sống, lưng, thần kinh hoặc bệnh đau toàn thân. Các bệnh nhân bệnh cúm ngoài đau khắp mình thì vùng lưng đau dữ dội hơn. 2% đau lưng do bệnh thận thì chỉ có hơn 1% là do sỏi thận gây ra, còn lại là do viêm thận, bướu thận. Đau thận gây đau vùng hông lưng, sát gần xương sườn có thể kèm theo sốt. Sỏi thận, sỏi niệu quản gây ra những cơn đau dữ dội, đau từ sau lưng chạy xuống bộ phận sinh dục. Đau chân, đau cạnh sườn: Một số bệnh nhân bệnh thận có thể bị đau ở lưng hay sườn. Ở bệnh nhân bị bệnh thận đa nang, có thể khiến các nang trong thận chứa đầy chất lỏng, to lên và gây đau. 2. Những thay đổi khi đi tiểu: Những thay đổi như tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn… - Mô tả của bệnh nhân: ”Bạn vào nhà vệ sinh nhiều hơn, nhưng không thể đi tiểu hết, chỉ hai ba giọt mà thôi. Và sau đó, bạn vẫn cảm thấy giống như sự căng tức xuôi xuống dưới”, “Tôi đi tiểu ra máu. Nước tiểu có màu sẫm giống như màu nho”…
3. Phù nề: Thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và hai tay.
Mô tả của bệnh nhân: ”Tôi bị phù cổ chân và mặt, chân tôi to đến nỗi tôi không thể đi giày nữa, mặt thì căng phồng lên”…
4. Mệt mỏi: Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormone gọi là erythropoi-etin, hormone này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy. Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít ery-thropoietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu và có thể điều trị được.
Mô tả của bệnh nhân: ”Lúc nào bạn cũng cực kì mệt mỏi, như thế sức khỏe bị chảy đi hết, ngay cả khi bạn chẳng làm gì”…
5. Ngứa/phát ban ở da: Thận loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa ở da.
Mô tả của bệnh nhân: “Đó không hẳn chỉ là ngứa ở da, mà nó chạy dọc xương. Tôi đã phải dùng bàn chải mà cào lên da thịt mà không hết ngứa. Lưng của tôi rớm máu do bị cào quá nhiều”…
6. Vị kim loại ở trong miệng/hơi thở có mùi amoniac: Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng nhận thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa.
Mô tả của bệnh nhân: ”Bạn sẽ cảm thấy có vị lợm ở trong miệng, giống như bạn vừa uống sắt vậy”, “Bạn không còn thèm ăn như trước đây nữa”…
7. Buồn nôn và nôn: Sự tích tụ quá nhiều của các chất thải trong máu (chứng urê huyết) cũng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.
Mô tả của bệnh nhân: ”Tôi có rất nhiều cơn ngứa, và tôi bị nôn. Tôi không thể giữ tí đồ ăn thức uống nào trong dạ dày”…
8. Thở nông: Đó là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ trong hai lá phổi. và chứng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy và sinh ra chứng thở nông.
Mô tả của bệnh nhân: ”Tôi không thể ngủ vào ban đêm, tôi không thể thở được, nó giống như tôi bị chết chìm. Và, tôi không thể đi đâu được nữa. Điều đó thật là tệ”…
9. Cảm thấy ớn lạnh: Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí bạn đang ở trong phòng có nhiệt độ ẩm.
Mô tả của bệnh nhân: ”Đôi khi tôi cảm thấy rất lạnh. Có những lúc, tôi rùng mình vì lạnh dù đang đứng giữa ánh nắng ấm áp của mùa hè”.
10. Hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung: Thiếu máu khiến não không được cung cấp đủ oxy. Điều này có thể ảnh đến trí nhớ, gây mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.
Mô tả của bệnh nhân: ”Tôi không thể nhớ những gì tôi đã làm từ tuần trước, hay có thể là 2 hôm trước thôi. Tôi cũng không thể tập trung để chơi giải ô chữ và đọc sách như trước”; “Tôi đã luôn luôn mệt mỏi và hoa mắt chóng mặt một cách đột ngột”…
Xem nước tiểu đoán bệnh Sự thay đổi mầu sắc và độ trong của nước tiểu có thể do ăn uống hoặc do một loại thuốc nào đó gây màu nước tiểu bị thay đổi. Một nguyên nhân khác là do bệnh tại thận vì đây là nơi sản xuất ra nước tiểu, hoặc tại bàng quang – ở nơi chứa nước tiểu. Màu nước tiểu bình thường có màu vàng từ nhạt tới hơi sẫm. Độ vàng tuỳ thuộc vào nồng độ chất mochorome trong nước tiểu. Đây là một chất thoái hóa của hemoglobin. Nếu cơ thể có ít nước cung cấp vào hoặc lao động nhiều mà không uống đủ nước thì nước tiểu có màu vàng sẫm. Có khi màu nước tiểu lại chỉ hơi đục đục, nhất là khi đi tiểu vào buổi sáng. Các hiện tượng này chứng tỏ rằng nước tiểu bị kềm hóa nhẹ nên các tinh thể dễ đọng lại. Màu nước tiểu còn có thể bị vẩn đục do nước tiểu có máu.Lời kết Tốt nhất nên đi khám bác sỹ chuyên khoa, xét nghiệm nước tiểu, cấy nước tiểu, cấy dịch niệu đạo tìm vi trùng, làm siêu âm, chụp Xquang… để tìm ra nguyên nhân gây nên các triệu chứng trên. Sau khi tìm ra các nguyên nhân để từ đó có cách điều trị khác nhau và hiệu quả. Nếu có triệu chứng tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, tiểu són là những triệu chứng của bệnh tại bàng quang hay niệu đạo chứ không phải của bệnh do thận. Nguyên nhân thường gặp nhất là viêm bàng quang ở phụ nữ và trẻ em, còn đối với nam giới là viêm niệu đạo, bướu tuyến tiền liệt, nhất là đối với bệnh nhân trên 50 tuổi.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét